Chúng tôi đánh giá các nhà cung cấp dựa trên thử nghiệm và nghiên cứu khắt khe nhưng cũng cân nhắc đến phản hồi của bạn và hoa hồng liên kết của chúng tôi với các nhà cung cấp. Một số nhà cung cấp thuộc sở hữu bởi công ty mẹ của chúng tôi.
Tìm hiểu thêm
vpnMentor được thành lập vào năm 2014 nhằm mục đích đánh giá các dịch vụ VPN và đưa tin về những chuyện liên quan đến quyền riêng tư. Hiện tại, đội ngũ gồm hàng trăm nhà nghiên cứu, tác giả và biên tập viên an ninh mạng của chúng tôi vẫn tiếp tục giúp các độc giả đấu tranh cho quyền tự do trực tuyến của họ bằng cách hợp tác với Kape Technologies PLC, công ty cũng sở hữu các sản phẩm sau: Holiday.com, ExpressVPN, CyberGhost, Private Internet Access và Intego, những dịch vụ có thể được đánh giá trên website này. Các đánh giá được xuất bản trên vpnMentor được tin tưởng là chính xác tính đến thời điểm đăng tải của mỗi bài viết và được viết theo tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt của chúng tôi, trong đó ưu tiên kiểm tra tính chuyên nghiệp và trung thực của người đánh giá, tính toán đến năng lực kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm cùng giá trị thương mại của nó đối với người dùng. Xếp hạng và đánh giá mà chúng tôi xuất bản cũng có thể cân nhắc đến quyền sở hữu chung được đề cập ở trên và hoa hồng liên kết mà chúng tôi kiếm được cho những đơn mua hàng thông qua các liên kết trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi không đánh giá tất cả các nhà cung cấp VPN và thông tin được cho là chính xác tính đến thời điểm của mỗi bài viết.
Tiết lộ quảng cáo

vpnMentor được thành lập vào năm 2014 nhằm mục đích đánh giá các dịch vụ VPN và đưa tin về những chuyện liên quan đến quyền riêng tư. Hiện tại, đội ngũ gồm hàng trăm nhà nghiên cứu, tác giả và biên tập viên an ninh mạng của chúng tôi vẫn tiếp tục giúp các độc giả đấu tranh cho quyền tự do trực tuyến của họ bằng cách hợp tác với Kape Technologies PLC, công ty cũng sở hữu các sản phẩm sau: Holiday.com, ExpressVPN, CyberGhost, Private Internet Access và Intego, những dịch vụ có thể được đánh giá trên website này. Các đánh giá được xuất bản trên vpnMentor được tin tưởng là chính xác tính đến thời điểm đăng tải của mỗi bài viết và được viết theo tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt của chúng tôi, trong đó ưu tiên kiểm tra tính chuyên nghiệp và trung thực của người đánh giá, tính toán đến năng lực kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm cùng giá trị thương mại của nó đối với người dùng. Xếp hạng và đánh giá mà chúng tôi xuất bản cũng có thể cân nhắc đến quyền sở hữu chung được đề cập ở trên và hoa hồng liên kết mà chúng tôi kiếm được cho những đơn mua hàng thông qua các liên kết trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi không đánh giá tất cả các nhà cung cấp VPN và thông tin được cho là chính xác tính đến thời điểm của mỗi bài viết.

Kiểm tra rò rỉ địa chỉ IP & WebRTC

Kiểm tra xem WebRTC có đang làm rò rỉ địa chỉ IP của bạn hay VPN có hoạt động tốt không bằng công cụ kiểm tra rò rỉ của chúng tôi.

Vui lòng chọn:

Công cụ này phát hiện rò rỉ WebRTC trong Chrome, Firefox, Brave, Opera và các trình duyệt web khác. Nhấp "Kiểm tra rò rỉ WebRTC" để khám phá xem WebRTC có đang làm rò rỉ thông tin của bạn hay không.

Công cụ này phát hiện rò rỉ WebRTC trong trình duyệt web di động

Tắt VPN và nhấp “Bắt đầu kiểm tra”

Bật VPN của bạn và nhấp “Hoàn tất kiểm tra”

Đang tìm nạp kết quả...

Đã phát hiện qua TCP IP

Kết quả kiểm tra rò rỉ WebRTC

Một địa chỉ IP công cộng do ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet) của bạn chỉ định và được sử dụng để giao tiếp với các thiết bị bên ngoài mạng của bạn. Các địa chỉ IP công cộng luôn có thể được phát hiện thông qua TCP/IP.

Địa chỉ IP công cộng (Đã phát hiện qua TCP IP)

VPN TẮT:

Không phát hiện

VPN BẬT:

Không phát hiện

Bộ định tuyến của bạn chỉ định địa chỉ IP cục bộ cho các thiết bị được kết nối với mạng của bạn, cho phép các thiết bị trong mạng cục bộ của bạn giao tiếp.

Địa chỉ IP cục bộ (Đã phát hiện qua WebRTC)

VPN TẮT:

Không phát hiện

VPN BẬT:

Không phát hiện

Một địa chỉ IP công cộng do ISP của bạn chỉ định và được sử dụng để giao tiếp với các thiết bị bên ngoài mạng của bạn. Trình duyệt của bạn có thể hiển thị địa chỉ IP công cộng của bạn nếu cài đặt WebRTC được bật.

Địa chỉ IP công cộng (Đã phát hiện qua WebRTC)

VPN TẮT:

Không phát hiện

VPN BẬT:

Không phát hiện

Địa chỉ IPv6 là một dạng địa chỉ IP công cộng mới hơn. Nó do ISP của bạn chỉ định và bắt buộc phải giao tiếp với các thiết bị bên ngoài mạng cục bộ của bạn.

Địa chỉ IPv6 (Đã phát hiện qua WebRTC)

VPN TẮT:

Không phát hiện

VPN BẬT:

Không phát hiện

Máy ảnh: Không phát hiện
Nếu thiết bị của bạn có máy ảnh, nó có thể được phát hiện nếu WebRTC được bật.
Micrô: Không phát hiện
Nếu thiết bị của bạn có micro, micro có thể được phát hiện nếu WebRTC được bật.

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Địa chỉ IP công cộng (Đã phát hiện qua TCP IP)

Đây là địa chỉ IP công cộng của bạn được phát hiện qua TCP/IP. Địa chỉ IP công cộng luôn có thể phát hiện được qua TCP/IP, dù là địa chỉ IP thực hay IP của VPN. Tìm hiểu thêm về TCP/IP.

Địa chỉ IP cục bộ (Đã phát hiện qua WebRTC)

Công cụ của chúng tôi không phát hiện thấy địa chỉ IP cục bộ của bạn. WebRTC đang không hiển thị địa chỉ IP cục bộ của bạn cho các trang web yêu cầu. Tìm hiểu thêm về địa chỉ IP cục bộ.

Địa chỉ IP công cộng (Đã phát hiện qua WebRTC)

Công cụ của chúng tôi không phát hiện thấy địa chỉ IP công cộng của bạn. WebRTC đang không hiển thị địa chỉ IP công cộng của bạn cho các trang web yêu cầu. Tìm hiểu thêm về địa chỉ IP công cộng.

Địa chỉ IPv6 (Đã phát hiện qua WebRTC)

Công cụ của chúng tôi không phát hiện thấy địa chỉ IPv6 của bạn. WebRTC đang không hiển địa chỉ IPv6 của bạn cho các trang web yêu cầu. Tìm hiểu thêm về địa chỉ IPv6.

Mẹo: Nhấn CTRL+D để đánh dấu trang này và kiểm tra nhanh kết nối xem có rò rỉ IP không trước khi duyệt web trực tuyến.

Cách chúng tôi kiểm tra rò rỉ WebRTC & địa chỉ IP

Công cụ kiểm tra rò rỉ WebRTC và IP của chúng tôi phát hiện thông tin địa chỉ IP được gửi tự động đến trang của chúng tôi qua TCP/IP, đồng thời bởi trình duyệt của bạn qua WebRTC.

Dữ liệu của bạn: Công cụ kiểm tra rò rỉ WebRTC & địa chỉ IP của chúng tôi không lưu trữ hoặc chia sẻ bất kỳ thông tin nào cần thiết để thực hiện mỗi cuộc kiểm tra.

Sau khi công cụ đã thu thập mọi thông tin cần thiết, nó sẽ nhanh chóng đánh giá dữ liệu và cảnh báo bất kỳ nguy cơ rò rỉ WebRTC hoặc VPN nào, bao gồm:

  • Rò rỉ địa chỉ IP cục bộ (phát hiện qua WebRTC)
  • Rò rỉ địa chỉ IP công cộng (phát hiện qua TCP/IP)
  • Rò rỉ địa chỉ IP công cộng (phát hiện qua WebRTC)
  • Rò rỉ địa chỉ IPv6 (phát hiện qua WebRTC)

Công cụ cũng quét các camera và micrô của thiết bị có thể phát hiện qua WebRTC.

Nếu công cụ không phát hiện thấy bất kỳ rò rỉ nào, thì có nghĩa là VPN của bạn đang hoạt động tốt hoặc WebRTC đã được tắt và không truyền đi bất kỳ thông tin nào.

Lưu ý: Công cụ của chúng tôi có thể gắn cờ địa chỉ IP VPN của bạn như một nguy cơ rò rỉ, nhưng điều này cũng cho thấy quyền riêng tư của bạn đang được bảo vệ và WebRTC đang không làm rò rỉ địa chỉ IP thực của bạn.

WebRTC là gì?

Giao tiếp trên web theo thời gian thực (WebRTC) là một công nghệ cung cấp giao tiếp âm thanh và video trực tuyến trực tiếp giữa các trình duyệt web và thiết bị mà không cần máy chủ trung gian.

Vì WebRTC không đòi hỏi máy chủ trung gian, nên nó cho phép các thiết bị giao tiếp và chia sẻ dữ liệu qua lại với tốc độ cao, mang lại trải nghiệm trực tuyến mượt mà hơn.

Các ứng dụng phổ biến của WebRTC bao gồm cuộc gọi video, chia sẻ tệp P2P hoặc lưu trữ luồng phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội.

WebRTC được tích hợp trong hầu hết trình duyệt web và không cần cài đặt plugin bên ngoài. Nhưng để WebRTC hoạt động bình thường, nó cần chia sẻ dữ liệu thiết bị giữa các trình duyệt web của người dùng, bao gồm địa chỉ IP công cộng.

Vấn đề chính với WebRTC là nó có thể làm tổn hại quyền riêng tư của người dùng bằng cách làm lộ dữ liệu về thiết bị của họ, bao gồm địa chỉ IP công cộng thực, từ đó có thể cho phép các bên thứ ba nhận diện người dùng.

WebRTC sử dụng công nghệ gọi là ICE (Thiết lập Kết nối Tương tác) để phát hiện địa chỉ IP của thiết bị. Nếu WebRTC (dùng ICE) có thể phát hiện địa chỉ IP thực của bạn thông qua thiết bị ngay cả khi bạn đang kết nối với VPN, thì quyền riêng tư của bạn bị xâm phạm.

Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với những người dùng quan tâm đến quyền riêng tư, vì nó sẽ khiến họ có nguy cơ bị nhận diện và theo dõi.

Rò rỉ WebRTC là gì?

Nếu bạn đang kết nối với VPN nhưng một trang web vẫn có thể phát hiện được địa chỉ IP thực của bạn qua WebRTC, thì đó gọi là rò rỉ WebRTC.

Rò rỉ WebRTC có thể xảy ra ở hầu như mọi trình duyệt web phổ biến, bao gồm Chrome, Firefox, v.v. Loại rò rỉ này thường bị xem nhẹ, nhưng đó lại là mối đe dọa lớn đối với quyền riêng tư của bạn bởi vị trí thực của bạn sẽ bị lộ.

Các trang web và nền tảng (như dịch vụ trò chuyện video) sử dụng WebRTC yêu cầu xem địa chỉ IP công cộng của bạn qua WebRTC. Nếu bạn chưa có biện pháp bảo vệ quyền riêng tư hiệu quả (chẳng hạn như một VPN đáng tin cậy), các trang web sẽ có thể thấy địa chỉ IP thực của bạn và có khả năng theo dõi bạn.

Bạn có thể ngăn chặn rò rỉ WebRTC bằng cách tắt thủ công WebRTC trong trình duyệt hoặc sử dụng một VPN đã được kiểm chứng có thể thay thế thành công địa chỉ IP thực của bạn bằng một IP ảo.

Tắt WebRTC thủ công có thể gây ra sự cố với một số trang, vì vậy có thể bạn cần kích hoạt lại WebRTC khi được yêu cầu và hủy kích hoạt khi không cần nữa. Tuy nhiên, bảo vệ quyền riêng tư của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều bằng cách sử dụng một VPN bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi rò rỉ WebRTC.

Tiếc là không phải VPN nào cũng được trang bị để ngăn chặn rò rỉ WebRTC. Đó là lý do tại sao cách tốt nhất để ngăn chặn nó là sử dụng một VPN có bảo vệ chống rò rỉ đầy đủ, chẳng hạn như ExpressVPN hoặc CyberGhostLưu ý của biên tập viên: Tính minh bạch và công bằng rất quan trọng đối với chúng tôi khi mang đến cho bạn tuyển tập các VPN tốt nhất của chúng tôi. Một số sản phẩm dẫn đầu ngành trong danh sách của chúng tôi, bao gồm Intego, Private Internet Access, CyberGhost và ExpressVPN đều thuộc sở hữu của Kape Technologies, công ty mẹ của chúng tôi. Các VPN chúng tôi chọn lựa đều bắt nguồn từ quy trình thử nghiệm kỹ lưỡng.

TCP/IP là gì?

TCP/IP (Giao thức Điều khiển Truyền vận/Giao thức Internet) là một tập hợp các giao thức cho phép các thiết bị giao tiếp và chia sẻ dữ liệu trên Internet – về cơ bản, TCP/IP là thứ làm cho Internet khả thi.

TCP/IP bao gồm nhiều tầng kỹ thuật chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu trên một thiết bị (gọi là đóng gói), truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác trên Internet, và đảm bảo thiết bị nhận có thể đọc dữ liệu được truyền (gọi là giải mã).

Quá trình gửi dữ liệu bằng TCP/IP dạng như thế này:

Để hoạt động, tất cả các trang web cần phát hiện địa chỉ IP công cộng thông qua TCP/IP, đó là lý do tại sao công cụ kiểm tra rò rỉ WebRTC và địa chỉ IP của chúng tôi kiểm tra mọi rò rỉ địa chỉ IP công cộng – nếu kết quả hiển thị cùng một địa chỉ IP ngay cả khi có kết nối VPN, thì có nghĩa là địa chỉ IP thực của bạn đang bị lộ và VPN không hoạt động tốt.

Giải thích địa chỉ IP cục bộ so với công cộng

Địa chỉ IP cục bộ của bạn không thể được sử dụng để xác định vị trí của bạn vì nó không phải là duy nhất. Tuy nhiên, địa chỉ IP công cộng của bạn là duy nhất và có thể được dùng để xác định bạn.

Sau đây là những điểm khác biệt chính giữa địa chỉ IP cục bộ và địa chỉ IP công cộng:

Địa chỉ IP cục bộ được bộ định tuyến gán cho từng thiết bị được kết nối với mạng của bạn, giúp bộ định tuyến giao tiếp với từng thiết bị và cho phép mỗi thiết bị trên cùng một mạng kết nối (giống như kết nối điện thoại thông minh với máy in không dây của bạn).

Vì các địa chỉ IP cục bộ được tái sử dụng vài lần, nên loại rò rỉ này không đáng lo ngại lắm về quyền riêng tư. Bộ định tuyến thường gán lại cùng một địa chỉ IP cục bộ cho hàng triệu người dùng trên khắp thế giới, vì vậy ngay cả khi địa chỉ IP cục bộ của bạn bị rò rỉ thì cũng rất khó để truy ra bạn.

Địa chỉ IP công cộng được chỉ định bởi ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) của bạn và được sử dụng bởi các thiết bị khác bên ngoài mạng của bạn để nhận ra bạn. Về cơ bản, địa chỉ IP công cộng giống như một danh tính ảo gắn liền với bạn trong tất cả các hoạt động trực tuyến của bạn, cho phép bạn gửi và nhận thông tin qua Internet. Vì địa chỉ IP công cộng gắn duy nhất với bạn, nên việc rò rỉ nó có thể làm lộ vị trí hoặc các dữ liệu cá nhân khác của bạn.

VS.

Địa chỉ IPv4 & IPv6 là gì?

Địa chỉ IPv4 (Giao thức Internet phiên bản 4) là địa chỉ 32 bit duy nhất nhận dạng thiết bị trong một mạng. Địa chỉ 32 bit gồm 4 số, từ 0 đến 255, mỗi số được phân tách bằng một dấu chấm (ví dụ: 112.234.56.78).

Thời Internet ngày xưa, để truy cập một trang web, bạn phải nhập địa chỉ IPv4 của nó. Còn bây giờ chúng ta sử dụng Dịch vụ Tên miền (DNS) để dịch IPv4 của trang web thành từ ngữ vì nó dễ nhớ hơn nhiều. Ví dụ: "172.66.43.25" dịch thành "vpnmentor.com".

Là giao thức mới nhất, IPv6 được đưa ra để mở rộng do có khả năng thiếu địa chỉ IP với IPv4. IPv6 sử dụng các địa chỉ 128 bit bao gồm 8 bộ chữ - số (số và chữ cái) được phân tách bởi dấu hai chấm. Với hệ thống này, có thể có rất nhiều tổ hợp chữ - số – nhờ đó mỗi thiết bị có thể có địa chỉ IPv6 riêng.

Ngoài ra, IPv6 còn cung cấp nhiều chức năng và bảo mật hơn. Nó được thiết kế để mã hóa đầu cuối và cũng hỗ trợ các giao thức bảo mật nâng cao hơn. Hiện tại, tốc độ của IPv6 và IPv4 tương đương, nhưng với việc liên tục được tối ưu hóa, IPv6 dự kiến sẽ nhanh hơn.

Hơn nữa, IPv6 hiệu quả hơn – ví dụ: nó cho phép định địa chỉ đa hướng lưu băng thông của bạn bằng cách gửi phương tiện tới nhiều đích cùng một lúc. Vì những lý do này, nó đang tích cực thay thế IPv4.

Tuy nhiên, vì IPv6 chưa hoàn toàn thay thế IPv4 (có thể vẫn cần nhiều năm nữa) và một số VPN không hoàn toàn tương thích với địa chỉ IPv6, nên địa chỉ IPv6 thực của bạn có thể bị rò rỉ nếu VPN không hỗ trợ IPv6 hoặc không tích cực ngăn chặn rò rỉ IPv6.

Rò rỉ IPv4 và IPv6 là gì?

Rò rỉ IPv4 xảy ra khi địa chỉ IPv4 thực của bạn bị lộ dù đang có kết nối VPN – VPN chưa thay thế thành công địa chỉ IPv4 thực bằng một địa chỉ IPv4 ảo hoặc WebRTC đang làm rò rỉ địa chỉ IPv4 thực của bạn.

Rò rỉ IPv6 cũng tương tự, nhưng rò rỉ IPv6 có thể là kết quả của việc nhà cung cấp VPN của bạn không hỗ trợ IPv6, không nhận ra địa chỉ IPv6 hoặc không cung cấp bảo vệ chống rò rỉ IPv6 hiệu quả.

Khi bạn kết nối với VPN, nó phải ẩn được địa chỉ IP công cộng của bạn trong khi định tuyến lưu lượng truy cập của bạn đi qua một trong các máy chủ riêng tư của nó. Nếu nó không làm được điều đó, địa chỉ IPv4 hoặc IPv6 thực của bạn sẽ bị lộ.

Rò rỉ IPv6 phổ biến hơn rò rỉ IPv4. Nhiều VPN không hỗ trợ IPv6, nghĩa là các trang web vẫn có thể phát hiện địa chỉ IPv6 thực của bạn ngay cả khi VPN đã thay đổi thành công địa chỉ IPv4. Đó là lý do tại sao bạn cần đảm bảo sử dụng một VPN có bảo vệ chống rò rỉ IPv6 nếu ISP của bạn hỗ trợ IPv6.

Các VPN như ExpressVPNPrivate Internet Access cung cấp khả năng bảo vệ chống rò rỉ IPv6 tích hợp, giúp giảm nguy cơ rò rỉ IPv6. Lưu ý của biên tập viên: Tính minh bạch và công bằng rất quan trọng đối với chúng tôi khi mang đến cho bạn tuyển tập các VPN tốt nhất của chúng tôi. Một số sản phẩm dẫn đầu ngành trong danh sách của chúng tôi, bao gồm Intego, Private Internet Access, CyberGhost và ExpressVPN đều thuộc sở hữu của Kape Technologies, công ty mẹ của chúng tôi. Các VPN chúng tôi chọn lựa đều bắt nguồn từ quy trình thử nghiệm kỹ lưỡng.

Cách khắc phục và ngăn chặn rò rỉ WebRTC & IP trên mọi thiết bị

Để ngăn chặn rò rỉ WebRTC và IP, bạn có thể tắt WebRTC trong trình duyệt hoặc cài đặt một VPN có bảo vệ chống rò rỉ. Tuy nhiên, WebRTC cần được bật trong trình duyệt cho các hoạt động yêu cầu sử dụng camera và micrô của bạn, chẳng hạn như trò chuyện video.

Bạn luôn có thể tạm thời bật WebRTC cho một số hoạt động nhất định, sau đó tắt đi để tránh rò rỉ.

Tuy nhiên, sử dụng một VPN có bảo vệ chống rò rỉ là cách đơn giản nhất để ngăn địa chỉ IP thực của bạn bị lộ. Nó cho phép bạn sử dụng trình duyệt như bình thường mà không phải tắt thủ công WebRTC. Vì VPN định tuyến lưu lượng truy cập của bạn đi qua một trong các IP riêng tư của nó, nên từ hoạt động trực tuyến của bạn sẽ không thể truy ngược ra địa chỉ IP công cộng thực của bạn. Lưu ý của biên tập viên: Tính minh bạch và công bằng rất quan trọng đối với chúng tôi khi mang đến cho bạn tuyển tập các VPN tốt nhất của chúng tôi. Một số sản phẩm dẫn đầu ngành trong danh sách của chúng tôi, bao gồm Intego, Private Internet Access, CyberGhost và ExpressVPN đều thuộc sở hữu của Kape Technologies, công ty mẹ của chúng tôi. Các VPN chúng tôi chọn lựa đều bắt nguồn từ quy trình thử nghiệm kỹ lưỡng.

Cách khắc phục và ngăn chặn rò rỉ WebRTC & IP trên PC hoặc Mac

Tắt WebRTC trong trình duyệt của bạn

Mỗi trình duyệt có một quy trình khác nhau để tắt WebRTC. Thực hiện theo các bước thích hợp dưới đây tùy từng trình duyệt để tắt WebRTC và ngăn nó làm rò rỉ địa chỉ IP của bạn.

Cách tắt WebRTC trong Chrome:
  1. Truy cập cửa hàng Chrome trực tuyến của Google. Nhập URL này vào thanh địa chỉ Chrome: https://chrome.google.com/webstore
  2. Thêm tiện ích WebRTC Control. Trong trường tìm kiếm trên trang đó, nhập WebRTC Control. Tiện ích này sẽ kết quả đầu tiên – nhấp Thêm vào Chrome, rồi Thêm tiện ích. Bạn sẽ cần nó để bật và tắt WebRTC.
  3. Nhấp để tắt. Nhấp chuột phải vào biểu tượng tiện ích ở góc trên bên phải trình duyệt để thay đổi các tùy chọn của nó. Khi WebRTC tắt, sẽ không còn vòng tròn màu xanh quanh biểu tượng tiện ích nữa.
Cách tắt WebRTC trong Microsoft Edge:
  1. Vào phần cài đặt dành cho nhà phát triển. Nhập “about:flags” vào thanh địa chỉ của Edge để tìm danh sách các cài đặt dành cho nhà phát triển.
  2. Nhấp vào hộp kiểm thích hợp. Ở cuối danh sách đó là hộp kiểm Hide my local IP address over WebRTC connections (Ẩn địa chỉ IP cục bộ của tôi qua kết nối WebRTC). Hộp đó không được chọn theo mặc định. Nhấp chọn nó để tắt WebRTC.
  3. Khởi động lại trình duyệt của bạn. Sau đó, thay đổi sẽ có hiệu lực.
Cách tắt WebRTC trong Firefox:
  1. Nhập “about:config” vào thanh địa chỉ. Sau đó nhấp vào nút “I accept the risk!” (Tôi chấp nhận rủi ro!) trên trang cảnh báo. Nếu bạn chỉ thực hiện thay đổi được chỉ định, hiệu suất trình duyệt sẽ không bị ảnh hưởng gì cả. Thao tác này sẽ dẫn bạn đến một trang kiểu bảng tính.
  2. Kiểm tra xem WebRTC có đang bật không. Nhập “media.peerconnection.enabled” vào trường tìm kiếm. Bây giờ trên trang chỉ hiển thị cụm từ đó. Ở phía bên phải của hàng đó, bên dưới “Value” (Giá trị), nó sẽ hiển thị “true” nếu WebRTC đang bật.
  3. Tắt WebRTC. Để tắt nó, chỉ cần nhấp đúp vào bất kỳ chỗ nào trên hàng và thay đổi giá trị thành false.
Cách tắt WebRTC trên Brave:
  1. Vào phần “Settings” (Cài đặt). Trong “Settings”, nhấp “Advanced” (Nâng cao) rồi nhấp “Privacy and Security” (Quyền riêng tư và Bảo mật).
  2. Tìm cài đặt WebRTC. Mục này có tên là “WebRTC IP handling policy” (Chính sách xử lý IP WebRTC) và có menu thả xuống tương ứng để bạn chọn.
  3. Chọn “Disable non-proxied UDP” (Tắt UDP không được ủy quyền). Nó sẽ ngăn WebRTC hoạt động.
Cách tắt WebRTC trong Opera:
  1. Vào phần Cài đặt. Nhập about:config và nhấn enter. Sau đó nhấp Cài đặtHiển thị cài đặt nâng cao.
  2. Nhấp Quyền riêng tư & bảo mật. Sau đó tìm mục có chữ “WebRTC”.
  3. Chọn “Disable non-proxied UDP” (Tắt UDP không được ủy quyền). Nó sẽ tắt WebRTC. Sau đó nhớ lưu các thay đổi của bạn.
Cách tắt WebRTC trong Safari:
  1. Vào phần tùy chọn nâng cao. Nhấp Safari trên thanh menu, sau đó nhấp Tùy chọn và vào tab Nâng cao (trong cửa sổ mới mở ra).
  2. Đánh dấu “Show Develop menu in menu bar” (Hiển thị menu Phát triển trong thanh menu). Sau khi đánh dấu, nhấp vào tùy chọn “Develop” (Phát triển) khi nó hiển thị trên thanh menu.
  3. Tắt WebRTC. Nhấp vào WebRTC từ menu thả xuống, sau đó bỏ chọn “Enable Legacy WebRTC API” (Bật API WebRTC thừa tự).

Cài đặt một VPN có bảo vệ chống rò rỉ tích hợp

Khi bạn sử dụng một VPN đáng tin cậy trên PC hoặc Mac, địa chỉ IP thực của bạn sẽ được thay thế bằng địa chỉ IP ảo. Nhờ đó, địa chỉ IP và vị trí thực của bạn sẽ được ẩn khi bạn thực hiện các hoạt động trực tuyến (như duyệt web, phát trực tuyến và tải torrent).

Hơn nữa, tính năng bảo vệ chống rò rỉ của VPN đảm bảo thêm rằng địa chỉ IP thực của bạn sẽ không bị lộ.

Sau đây là cách thiết lập VPN trên PC hoặc Mac:
  1. Đăng ký một VPN. Lựa chọn hàng đầu của tôi là ExpressVPN vì nó có các tính năng bảo mật mạnh mẽ. Thậm chí bạn có thể dùng thử không rủi ro trên PC hoặc Mac vì họ có đảm bảo hoàn tiền trong 30 ngày.
  2. Cài đặt VPN. Truy cập trang tải về của VPN, nơi bạn sẽ tìm thấy các bản tải về cho PC và Mac. Nhấp vào ứng dụng phù hợp với thiết bị của bạn và làm theo hướng dẫn để cài đặt. Toàn bộ quá trình này mất của tôi chưa đầy 3 phút với ExpressVPN.
  3. Kết nối và ngăn chặn rò rỉ. Chỉ cần kết nối VPN với máy chủ bạn chọn và tận hưởng các hoạt động trực tuyến mà không lo bị rò rỉ IP hoặc WebRTC.

Lên lịch kiểm tra rò rỉ IP đều đặn

Thiết lập kiểm tra rò rỉ IP đều đặn sẽ cho bạn biết mức độ VPN bảo vệ quyền riêng tư của bạn. Bạn có thể truy cập lại công cụ này mỗi khi kết nối với VPN để đảm bảo kết nối của bạn bảo mật – chỉ mất vài giây để chạy kiểm tra và nó hoàn toàn xứng đáng với sự đảm bảo bạn có được.

Nhưng tôi cũng khuyên bạn nên đặt báo nhắc chạy kiểm tra rò rỉ hàng tuần để biết liệu VPN có đang bảo vệ đầy đủ cho bạn hay không.

Cách khắc phục và ngăn chặn rò rỉ WebRTC & IP trên iPhone hoặc iPad

Mặc dù bạn không thể tắt thủ công WebRTC trong các phiên bản mới nhất của iOS, nhưng bạn vẫn có thể bảo vệ địa chỉ IP thực của mình bằng cách làm theo các bước dưới đây.

Cài đặt một VPN có bảo vệ chống rò rỉ tích hợp

Sử dụng VPN cho iOS sẽ bảo vệ bạn khỏi bị rò rỉ bằng cách định tuyến dữ liệu của bạn đi qua các IP riêng tư của nó. Trong khi đó, địa chỉ IP và vị trí thực của bạn được bảo vệ bằng tính năng bảo vệ rò rỉ của VPN. Điều này đảm bảo bạn sẽ không bị lộ trước các trang web, những con mắt tò mò hoặc tội phạm mạng.

Đề xuất hàng đầu của tôi cho bảo vệ chống rò rỉ là ExpressVPN. Họ cung cấp ứng dụng iOS thân thiện với người dùng với một giao thức nhẹ độc quyền (Lightway), lý tưởng cho thiết bị di động và máy tính bảng.

CyberGhost là một lựa chọn an toàn khác cho iOS – từng cuộc kiểm tra rò rỉ tôi đã thực hiện với nó đã chứng minh nó che hiệu quả IP của bạn. Ứng dụng iOS dễ cài đặt và sử dụng. Ngoài ra, họ còn cung cấp các máy chủ NoSpy riêng đặt ở quốc gia thân thiện với quyền riêng tư Rumani. Chỉ nhân viên của CyberGhost mới truy cập được chúng, từ đó ngăn chặn sự can thiệp của các bên thứ ba.

Sau đây là cách thiết lập VPN trên iOS:
  1. Đăng ký. Truy cập trang web của CyberGhost, chọn gói và thiết lập tài khoản của bạn. Bạn có thể dùng thử trên iOS trong 45 ngày với đảm bảo hoàn tiền của họ (khi bạn đăng ký gói dài hạn).
  2. Cài đặt VPN. Tìm ứng dụng iOS trên trang tải về của VPN để bắt đầu cài đặt.
  3. Kết nối và ngăn chặn rò rỉ. Mở ứng dụng VPN và chọn một máy chủ để kết nối. Giờ đây bạn có thể duyệt web, phát trực tuyến, tải torrent, v.v. với sự tự tin rằng IP của mình sẽ không bị rò rỉ.

Lên lịch kiểm tra rò rỉ IP đều đặn

Thiết lập kiểm tra rò rỉ IP đều đặn sẽ cho bạn biết mức độ VPN bảo vệ quyền riêng tư của bạn. Bạn có thể đánh dấu trang này trong ứng dụng trình duyệt và chạy kiểm tra hàng ngày để đảm bảo kết nối VPN của bạn bảo mật.

Ngay cả kiểm tra rò rỉ hàng tuần cũng sẽ cho bạn nắm khá rõ mức độ bảo vệ của VPN.

Cách khắc phục và ngăn chặn rò rỉ WebRTC & IP trên thiết bị Android

Hiện tại không thể tắt thủ công WebRTC trên thiết bị Android, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện các biện pháp để ngăn chặn rò rỉ địa chỉ IP thực của mình.

Cài đặt một VPN có bảo vệ chống rò rỉ tích hợp

Bạn có thể bảo vệ Android khỏi bị rò rỉ bằng cách định tuyến lưu lượng truy cập của mình đi qua một VPN cung cấp bảo vệ chống rò rỉ. Điều này đảm bảo địa chỉ IP và vị trí thực của bạn sẽ ẩn khi bạn thực hiện các hoạt động trực tuyến.

Một vài VPN cho Android có độ bảo mật cao là ExpressVPN và Private Internet Access (PIA). ExpressVPN có giao thức Lightway thân thiện với thiết bị di động và siêu nhanh mà bạn có thể sử dụng trên Android. Còn PIA cung cấp ứng dụng Android trực quan, cho phép bạn tùy chỉnh các tính năng bảo mật và quyền riêng tư. Nó còn có mạng máy chủ khổng lồ – nên bạn sẽ luôn truy cập được vào các kết nối nhanh và bảo mật.

Sau đây là cách thiết lập PIA trên Android:
  1. Tạo tài khoản. Vào trang chủ của PIA, chọn một gói và làm theo hướng dẫn để đăng ký. PIA cho bạn 30 ngày để dùng thử trên Android với đảm bảo hoàn tiền.
  2. Tải về ứng dụng. Chọn ứng dụng Android từ trang tải về của PIA và làm theo hướng dẫn cài đặt. Quá trình này chỉ mất vài phút.
  3. Kết nối và ngăn chặn rò rỉ. Chọn một máy chủ và bật VPN để ngăn chặn rò rỉ WebRTC và IP trong các hoạt động trực tuyến của bạn.

Lên lịch kiểm tra rò rỉ IP đều đặn

Thiết lập kiểm tra rò rỉ IP đều đặn sẽ cho bạn biết mức độ VPN bảo vệ quyền riêng tư của bạn. Đánh dấu trang này trong ứng dụng trình duyệt Android và lên lịch kiểm tra rò rỉ hàng ngày để đảm bảo kết nối VPN của bạn bảo mật.

Kiểm tra rò rỉ hàng tuần cũng sẽ cho bạn nắm khá rõ mức độ hiệu quả của VPN trong việc bảo vệ quyền riêng tư của bạn.

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để biết địa chỉ IP của tôi có đang bị rò rỉ hay không?

Cách nhanh nhất để xem địa chỉ IP công cộng của bạn có đang bị rò rỉ hay không là thực hiện kiểm tra rò rỉ IP.

Công cụ kiểm tra rò rỉ của vpnMentor tìm kiếm cả rò rỉ WebRTC lẫn VPN, và sẽ cảnh báo cho bạn nếu phát hiện thấy bất kỳ rò rỉ địa chỉ cục bộ, công cộng hoặc IPv6 nào.

WebRTC là gì và có bảo mật không?

WebRTC là một chức năng được tích hợp trong hầu hết các trình duyệt web cho phép thiết bị của bạn giao tiếp với các thiết bị khác mà không cần máy chủ trung gian.

Đây là một tính năng hoàn toàn chính đáng phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng, bao gồm cuộc gọi video và phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Để WebRTC hoạt động, nó cần truy cập vào thông tin chi tiết – bao gồm địa chỉ IP thực và loại thiết bị của bạn.

Dù WebRTC không độc hại, nhưng lượng dữ liệu WebRTC có quyền truy cập có thể gây ra rủi ro về quyền riêng tư, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng VPN. Lỗ hổng trong phần mềm có thể khiến WebRTC làm rò rỉ địa chỉ IP thực của bạn ngay cả khi bạn đang kết nối với VPN. Đó là lý do tại sao điều quan trọng đối với người dùng quan tâm đến quyền riêng tư là phải kiểm tra rò rỉ WebRTC trước khi duyệt web trực tuyến.

Tôi có nên tắt WebRTC trong trình duyệt không?

Tùy thuộc vào cách bạn sử dụng thiết bị. WebRTC có thể là công cụ hữu ích, cho phép bạn liên lạc với mọi người thông qua cuộc gọi thoại và video, đăng nội dung phát trực tiếp trên mạng xã hội, v.v.

Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng thiết bị của mình cho các loại liên lạc này, thì tắt WebRTC có thể giúp ngăn chặn những rò rỉ IP không đáng có. Ngoài ra, lúc nào cần bạn luôn có thể bật nó lên – chỉ cần nhớ tắt nó sau khi sử dụng để bảo đảm bảo vệ chính mình.

Làm sao để ngăn chặn rò rỉ WebRTC và địa chỉ IP?

Phương pháp dễ nhất để ngăn chặn rò rỉ WebRTC và địa chỉ IP là sử dụng một VPN có bảo vệ rò rỉ đáng tin cậy.

Vì VPN bảo vệ dữ liệu cá nhân và vị trí của bạn, nên bạn có thể tiếp tục thoải mái sử dụng trình duyệt với WebRTC bật. Chỉ cần đảm bảo bạn chạy kiểm tra rò rỉ với VPN để đảm bảo nó thực sự đang che địa chỉ IP của bạn và ngăn chặn mọi rò rỉ WebRTC.

Bạn cũng có thể tắt WebRTC thủ công bằng cách cài đặt tiện ích tắt WebRTC của bên thứ ba hoặc tắt nó thủ công trong phần cài đặt của trình duyệt. Nhưng tắt WebRTC có thể khiến một số trang web và dịch vụ trực tuyến không hoạt động bình thường.

Lên lịch kiểm tra rò rỉ sẽ hữu ích nếu địa chỉ IP thực của bạn đang bị lộ. Bạn có thể chạy kiểm tra rò rỉ để đảm bảo kết nối của mình bảo mật trước khi duyệt web trực tuyến.

Làm thế nào để ngăn chặn rò rỉ WebRTC và IP trong Chrome?

Bạn sẽ cần thêm một tiện ích tắt WebRTC trong Chrome, chẳng hạn như WebRTC Control. Sử dụng tiện ích, bạn sẽ có thể bật/tắt WebRTC trong trình duyệt của mình.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể ngăn chặn rò rỉ WebRTC trong Chrome bằng cách sử dụng một VPN uy tín thay đổi địa chỉ IP thực của bạn thành một IP ảo, vì thế ngăn chặn rò rỉ IP gốc và vị trí thực của bạn.

Có thể xảy ra rò rỉ WebRTC trên các thiết bị Android và iOS không?

Tiếc là có – rò rỉ WebRTC có thể xảy ra trên Android, iOS và bất kỳ thiết bị di động nào khác. Cả Android và iOS đều có các trình duyệt sử dụng WebRTC (Chrome và Safari).

Bạn không thể tắt WebRTC trên thiết bị Android hoặc iOS như với PC và Mac. Nhưng bạn có thể bảo vệ địa chỉ IP thực của mình bằng cách cài đặt một ứng dụng VPN – VPN sẽ thay thế địa chỉ IP công cộng thực của bạn bằng một địa chỉ IP ảo, vì vậy các trang web sẽ không thể xem hay theo dõi địa chỉ IP thực của bạn.

Chúng tôi đánh giá các nhà cung cấp dựa trên thử nghiệm và nghiên cứu khắt khe nhưng cũng cân nhắc đến phản hồi của bạn và hoa hồng liên kết của chúng tôi với các nhà cung cấp. Một số nhà cung cấp thuộc sở hữu bởi công ty mẹ của chúng tôi.
Tìm hiểu thêm
vpnMentor được thành lập vào năm 2014 nhằm mục đích đánh giá các dịch vụ VPN và đưa tin về những chuyện liên quan đến quyền riêng tư. Hiện tại, đội ngũ gồm hàng trăm nhà nghiên cứu, tác giả và biên tập viên an ninh mạng của chúng tôi vẫn tiếp tục giúp các độc giả đấu tranh cho quyền tự do trực tuyến của họ bằng cách hợp tác với Kape Technologies PLC, công ty cũng sở hữu các sản phẩm sau: Holiday.com, ExpressVPN, CyberGhost, Private Internet Access và Intego, những dịch vụ có thể được đánh giá trên website này. Các đánh giá được xuất bản trên vpnMentor được tin tưởng là chính xác tính đến thời điểm đăng tải của mỗi bài viết và được viết theo tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt của chúng tôi, trong đó ưu tiên kiểm tra tính chuyên nghiệp và trung thực của người đánh giá, tính toán đến năng lực kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm cùng giá trị thương mại của nó đối với người dùng. Xếp hạng và đánh giá mà chúng tôi xuất bản cũng có thể cân nhắc đến quyền sở hữu chung được đề cập ở trên và hoa hồng liên kết mà chúng tôi kiếm được cho những đơn mua hàng thông qua các liên kết trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi không đánh giá tất cả các nhà cung cấp VPN và thông tin được cho là chính xác tính đến thời điểm của mỗi bài viết.