Chúng tôi đánh giá các nhà cung cấp dựa trên thử nghiệm và nghiên cứu khắt khe nhưng cũng cân nhắc đến phản hồi của bạn và hoa hồng liên kết của chúng tôi với các nhà cung cấp. Một số nhà cung cấp thuộc sở hữu bởi công ty mẹ của chúng tôi.
Tìm hiểu thêm
VpnMentor được thành lập vào năm 2014 với tư cách là một trang web độc lập đánh giá các dịch vụ VPN và đưa tin về những câu chuyện liên quan đến quyền riêng tư. Ngày nay, đội ngũ của chúng tôi gồm hàng trăm nhà nghiên cứu an ninh mạng, chuyên viên viết bài và biên tập viên không ngừng giúp độc giả đấu tranh cho quyền tự do trực tuyến của họ, trong sự hợp tác với công ty TNHH đại chúng Kape Technologies, cũng là chủ sở hữu của các sản phẩm sau: ExpressVPN, CyberGhost và Private Internet Access, mà có thể được xếp hạng và đánh giá trên trang web này. Các bài đánh giá xuất bản trên vpnMentor được cho là chính xác tính đến ngày đăng bài viết, và được biên soạn theo các tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt của chúng tôi, ưu tiên kết quả xem xét độc lập, chuyên nghiệp và trung thực của chuyên viên đánh giá, tính đến khả năng kỹ thuật và chất lượng, cũng như giá trị thương mại của sản phẩm đối với người dùng. Các xếp hạng và đánh giá chúng tôi công bố cũng có thể xét đến việc đồng sở hữu nêu trên và hoa hồng tiếp thị liên kết chúng tôi nhận được từ giao dịch mua hàng thông qua các liên kết trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi không đánh giá mọi nhà cung cấp VPN và thông tin được cho là chính xác tính đến ngày đăng bài viết.
Tiết lộ quảng cáo

VpnMentor được thành lập vào năm 2014 với tư cách là một trang web độc lập đánh giá các dịch vụ VPN và đưa tin về những câu chuyện liên quan đến quyền riêng tư. Ngày nay, đội ngũ của chúng tôi gồm hàng trăm nhà nghiên cứu an ninh mạng, chuyên viên viết bài và biên tập viên không ngừng giúp độc giả đấu tranh cho quyền tự do trực tuyến của họ, trong sự hợp tác với công ty TNHH đại chúng Kape Technologies, cũng là chủ sở hữu của các sản phẩm sau: ExpressVPN, CyberGhost và Private Internet Access, mà có thể được xếp hạng và đánh giá trên trang web này. Các bài đánh giá xuất bản trên vpnMentor được cho là chính xác tính đến ngày đăng bài viết, và được biên soạn theo các tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt của chúng tôi, ưu tiên kết quả xem xét độc lập, chuyên nghiệp và trung thực của chuyên viên đánh giá, tính đến khả năng kỹ thuật và chất lượng, cũng như giá trị thương mại của sản phẩm đối với người dùng. Các xếp hạng và đánh giá chúng tôi công bố cũng có thể xét đến việc đồng sở hữu nêu trên và hoa hồng tiếp thị liên kết chúng tôi nhận được từ giao dịch mua hàng thông qua các liên kết trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi không đánh giá mọi nhà cung cấp VPN và thông tin được cho là chính xác tính đến ngày đăng bài viết.

Blockchain và Bitcoin có phải là bất biến?

Harsh Maurya Chuyên gia kỹ thuật cao cấp

Hôm nay, chúng ta sẽ đào sâu nghiên cứu khái niệm blockchain, cách nó được áp dụng trong Bitcoin, và tìm hiểu xem liệu chúng có bất biến hay không.

Bất cứ khi nào nói về blockchain, người ta cũng sẽ bàn về sự bất biến. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, nhưng cuối cùng, mọi người đều đang tìm đáp án cho một câu hỏi duy nhất: blockchain và bitcoin có bất biến hay không? Câu trả lời ngắn gọn là – Không, blockchain và bitcoin không thể thay đổi được. Câu trả lời dài hơn là, bạn cần phải biết lý do đằng sau câu trả lời ngắn gọn để hiểu được hàm ý của nó.

Trước khi đi sâu vào chủ đề, bạn nên biết những khái niệm cơ bản về blockchain. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không tìm hiểu quá chi tiết về mặt kĩ thuật, bởi vì đó có thể làm thành một chủ đề riêng biệt khác nữa. Vậy blockchain là gì? Rất nhiều người sử dụng blockchain và bitcoin với cùng một nghĩa, nhưng thật ra chúng khác nhau. Blockchain là một khái niệm, một ý tưởng. Bitcoin là quá trình thực thi đầu tiên và quan trọng của ý tưởng đó. Còn rất nhiều quá trình thực thi khác trong chuỗi blockchain và hoàn toàn không có liên quan gì đến bitcoin. Trên thực tế, các tiến trình thực thi ở những lĩnh vực khác như hợp đồng thông minh, thanh toán liên ngân hàng, … thú vị hơn nhiều so với bitcoin.

Về cơ bản, blockchain là một cuốn sổ cái. Trái ngược với mô hình chung trong đó sẽ có một cơ quan trung tâm điều khiển mọi thứ, blockchain mang đến cho mọi người một mạng lưới không quyền lực. Bạn không cần “tin tưởng” bất kỳ ai, bởi vì trong hệ thống này, gần như không ai giành được quyền kiểm soát. Chính sự phân quyền này khiến cho blockchain trở nên cực kỳ mạnh mẽ và hấp dẫn với công chúng.

Bitcoin là một loại tiền ảo dựa trên blockchain và không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Các giao dịch diễn ra chớp nhoáng và mỗi giao dịch đều chỉ bị thu một khoảng phí nhỏ; vì vậy, nó trở thành phương thức thanh toán phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, loại tiền tệ này không có giá trị nội tại, bởi vì nó không phụ thuộc vào bất kỳ thứ gì. Giá trị của nó chỉ đơn thuần dựa trên việc người ta sẵn sàng chi ra bao nhiêu và tương quan trực tiếp với mức độ tin tưởng của mọi người trong hệ thống. Đó là lý do bạn thường thấy giá trị của Bitcoin giảm đi mỗi khi có tin không hay về blockchain xuất hiện. (Bạn có thể đọc thêm về Bitcoin ở đây).

Vậy sự bất biến là gì và tại sao chúng ta phải quan tâm đến nó? Nói chung, bất biến là từ chỉ một vật không thay thể thay đổi sau khi được tạo ra. Các nhà lập trình phần mềm hơn ai hết sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của các vật bất biến. Trong thế giới của blockchain, sự bất biến mang nghĩa tương tự nhưng có tầm quan trọng hơn rất nhiều. Để lý giải cho sự quan trọng đó, hãy cùng nhau tìm hiểu các thuật ngữ cụ thể trong ví dụ về Bitcoin.

Giao dịch Bitcoin – đang xảy ra ở mọi nơi trên thế giới – là những giao dịch được lưu trữ trong một mạng lưới phân phối với nhiều bản sao thông tin trôi nổi xung quanh. Đó thực chất là một chuỗi các khối (block) liên kết với nhau. Nếu các khối đó có thể thay đổi được, thì bất kỳ người xấu nào cũng có khả năng thay đổi lịch sử giao dịch và trở nên siêu giàu chỉ bằng cách thay đổi hồ sơ. Đó là lý do vì sao sự bất biến của các khối là vô cùng quan trọng. Tôi sẽ giải thích chi tiết hơn cho các bạn.

Để bắt đầu một giao dịch mới, bạn tung ra một thông điệp với các chi tiết giao dịch, chẳng hạn như “pay Bob 9 BTC”. Vậy làm sao mọi người biết đó là bạn chứ không phải người nào khác đã tạo ra giao dịch trên? Chương trình Bitcoin bạn sử dụng sẽ tạo ra một chữ ký điện tử từ chìa khóa riêng của bạn, chỉ duy nhất bạn biết và là độc nhất trong mỗi giao dịch. Những người khác sẽ sử dụng chìa khóa công cộng tương ứng để giải mãi thông điệp. Sơ đồ dưới đây hiển thị cách hoạt động ở mức độ cao cấp:

Tuy nhiên, giao dịch được thực hiện qua các mạng lưới và máy tính, vốn là những thứ không đáng tin cậy, vậy làm sao bạn có thể đảm bảo thông điệp không thay đổi hoặc liệu có ai đó chỉnh sửa chi tiết giao dịch? Cách hoạt động của chữ ký điện tử là: nếu như thông điệp bị thay đổi, nó sẽ vô hiệu hóa toàn bộ chữ ký và mọi người sẽ biết đã có người khác can thiệp vào. Tiếp đến, giao dịch của bạn sẽ được chuyển đến một khu vực đầy những giao dịch chưa được xác nhận. Những người đang tham gia mạng lưới Bitcoin sẽ chọn một vài giao dịch trong số đó và thêm chúng vào các khối đã tồn tại từ trước. Tuy nhiên, mỗi lần thêm vào một giao dịch phải giải một thuật toán (chính xác là thuật toán SHA256 Hash). Việc tìm ra lời giải cho thuật toán này cần có thời gian, đây là đặc tính rất quan trọng trong cơ sở hạ tầng Bitcoin, lát nữa các bạn sẽ hiểu vì sao. Nhiều người sẽ cùng cố gắng giải thuật toán này, và ai giải được đầu tiên có quyền thêm giao dịch vào một khối đã tồn tại trước đó. Đổi lại, họ sẽ nhận được phần thưởng là một tỷ lệ nhỏ phần trăm Bitcoin. Bên dưới là sơ đồ giải thích cho những điều tôi vừa nói. Hãy lưu ý là giao dịch cuối cùng sẽ có mũi tên chỉ về phía khối chứa các giao dịch cũ hơn.

Do đặc tính tự nhiên của cơ sở hạ tầng Bitcoin, các nhánh khác nhau của blockchain có khả năng sẽ chứa đựng các thông tin đối nghịch nhau. Làm sao để biết nhánh nào có thể tin tưởng được? Nguyên tắc là: nhánh nào dài hơn thì nhánh đó đáng tin hơn, và các nhánh ngắn hơn sẽ bị trả về nơi lưu trữ các giao dịch chưa được xác nhận. Đó là lý do vì sao sau mỗi lần thực hiện giao dịch sẽ có thời gian chờ. Thời gian mới bắt đầu giao dịch bao giờ cũng nguy hiểm và không chắc chắn. Một số chương trình Bitcoin sẽ đánh dấu đỏ các giao dịch như vậy để cảnh báo mọi người.

Bây giờ, quay trở lại với câu hỏi ban đầu: các khối có bất biến hay không? Liệu chúng có khả năng bị ai đó thay đổi hay không? Câu trả lời là nó không bất biến 100%, nhưng thuật toán mà chúng ta đề cập ở trên khiến cho các khối gần như không thể thay đổi được. Nếu muốn thành công, hacker phải tạo ra được một chuỗi các khối dài hơn chuỗi các khối đang tồn tại. Trên thực tế, đặc tính phân phối của quá trình và thời gian cần để thực hiện điều đó là không tưởng với một người.

Vậy còn các khối đã được xác nhận thì sao? Chúng có dễ dàng bị thay đổi hay không? Có, nhưng như tôi đã nói, tất cả các node đều ở dạng phân phối, nên nếu muốn tấn công, bạn phải nắm quyền kiểm soát một lượng lớn các máy tính trong mạng lưới. Nói chính xác, là kẻ tấn công phải nắm được quyền kiểm soát 51% số lượng các máy tính và vì thế nó có tên gọi là “tấn công 51%”.  Tuy nhiên, về logic mà nói, nếu một người có thể kiểm soát được nhiều máy tính như thế, họ sẽ được lợi hơn khi kiếm Bitcoin bằng cách tự khai thác và chơi công bằng hơn là lừa đảo trên hệ thống.

Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng, blockchain là gần như bất biến, chừng nào số lượng người tham gia vào hệ thống vẫn là một con số khổng lồ. Điều quan trọng là bạn phải hiều được lý do đằng sau khẳng định trên, bởi vì một số người vẫn còn hoang tưởng về vấn đề này, và có lẽ đúng là vậy thật.

Chúng tôi đánh giá các nhà cung cấp dựa trên thử nghiệm và nghiên cứu khắt khe nhưng cũng cân nhắc đến phản hồi của bạn và hoa hồng liên kết của chúng tôi với các nhà cung cấp. Một số nhà cung cấp thuộc sở hữu bởi công ty mẹ của chúng tôi.
Tìm hiểu thêm
VpnMentor được thành lập vào năm 2014 với tư cách là một trang web độc lập đánh giá các dịch vụ VPN và đưa tin về những câu chuyện liên quan đến quyền riêng tư. Ngày nay, đội ngũ của chúng tôi gồm hàng trăm nhà nghiên cứu an ninh mạng, chuyên viên viết bài và biên tập viên không ngừng giúp độc giả đấu tranh cho quyền tự do trực tuyến của họ, trong sự hợp tác với công ty TNHH đại chúng Kape Technologies, cũng là chủ sở hữu của các sản phẩm sau: ExpressVPN, CyberGhost và Private Internet Access, mà có thể được xếp hạng và đánh giá trên trang web này. Các bài đánh giá xuất bản trên vpnMentor được cho là chính xác tính đến ngày đăng bài viết, và được biên soạn theo các tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt của chúng tôi, ưu tiên kết quả xem xét độc lập, chuyên nghiệp và trung thực của chuyên viên đánh giá, tính đến khả năng kỹ thuật và chất lượng, cũng như giá trị thương mại của sản phẩm đối với người dùng. Các xếp hạng và đánh giá chúng tôi công bố cũng có thể xét đến việc đồng sở hữu nêu trên và hoa hồng tiếp thị liên kết chúng tôi nhận được từ giao dịch mua hàng thông qua các liên kết trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi không đánh giá mọi nhà cung cấp VPN và thông tin được cho là chính xác tính đến ngày đăng bài viết.

Về tác giả

Harsh Maurya là một người đam mê công nghệ, người đã đóng góp nhiều công cụ mã nguồn mở và miễn phí cho công chúng. Trong thời gian rảnh rỗi, anh cũng thích tuyên truyền nhận thức về an ninh mạng và anh chính là tác giả của cuốn sách How Not To Get Hacked (Tạm dịch là "Cách để không bị tin tặc tấn công").

Bạn có thích bài viết này không? Hãy để lại đánh giá nhé!
Tôi không thích Tôi thực sự rất thích Cũng ổn đấy Khá tốt! Thích lắm!
trên 10 - Do người dùng bình chọn
Cảm ơn phản hồi của bạn.

Xin lòng cho lời khuyên để cải thiện bài viết này. Phản hồi của bạn rất quan trọng!

Để lại bình luận

Xin lỗi, trường này không được chứa liên kết!

Tên phải bao gồm ít nhất 3 chữ cái

Trường này không được vượt quá 80 ký tự

Xin lỗi, trường này không được chứa liên kết!

Vui lòng nhập một địa chỉ email hợp lệ

Cảm ơn %%name%% đã gửi bình luận!

Chúng tôi kiểm tra mọi bình luận trong vòng 48 giờ để đảm bảo đó là thông tin thực và không mang tính xúc phạm. Trong thời gian đó, đừng ngại chia sẻ bài viết này.